Nguyễn thượng hiếu. Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Hiếu

Walcott trưởng thành từ sự ghẻ lạnh

Có một điều gì đó rất… khác nếu nhìn vào Arsenal của mùa giải này. Đó không phải là vị trí thứ ba trên BXH Premier League, cũng không phải là chiến thắng tuyệt đối 3-0 trước kình địch Chelsea. 

Cái khác ấy là Theo Walcott, thần đồng một thời của bóng đá Anh, đang hồi sinh mãnh mẽ trong màu áo đỏ trắng giữa thời điểm tất cả tưởng anh đã hết thời.
  • link xemthethao, trực tiếp bóng đá nhanh nhất, không giật lag. 

Phải tới khi Walcott tỏa sáng sau 6 trận ở Premier League của mùa giải với 3 bàn thắng cùng 1 đường kiến tạo, báo chí Anh mới đổ xô đi tìm lại thông tin về cầu thủ từng một thời là con cưng của xứ sở sương mù.
Sau cùng thì họ cũng không phải thất vọng. Walcott đã hồi sinh sau một mùa Hè đầy biến động. Dĩ nhiên, HLV Arsene Wenger là người chứng kiến tất cả. Việc nhà cầm quân người Pháp sử dụng Walcott như một quân át chủ bài bên cánh phải không phải điều ngẫu nhiên.

Mọi thứ bắt đầu từ khi Walcott bị Andros Towsend (Tottenham) đánh bật khỏi danh sách 26 cầu thủ sơ bộ của ĐT Anh tham dự EURO 2016. Cầu thủ người Anh trong cơn thất vọng đã tìm tới HLV Arsene Wenger cùng trợ lý Steve Bould và tâm sự mình sẽ trở nên cứng rắn hơn. Walcott sau đó đã lao đầu vào tập luyện cùng HLV riêng Bradley Simmonds cả mùa Hè để tăng cường thể lực cũng như cơ bắp.

Thành quả của quá trình đó chính là phong độ xuất sắc trong mùa giải này của cầu thủ người Anh. “Mọi người sẽ thấy một Walcott khác”, Wenger chia sẻ trước mùa giải. Không ai tin điều ấy cho tới hiện tại đầy rực sáng của số 14. Walcott lúc này là một cầu thủ có thể xoạc bóng chính xác từ chân Eden Hazard trong vòng cấm khiến cả sân Emirates phải đứng dậy vỗ tay, là cầu thủ cân bằng 50-50 trong cả tấn công lẫn phòng ngự.

Walcott mà tất cả từng biết, rõ ràng, đã là của ngày hôm qua.

nguồn: http://cacuocdabong.blogspot.com/
Read More

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Hiếu

HLV tuyển Anh dính bê bối nghiêm trọng, đối mặt sa thải

Rạng sáng nay (theo giờ Anh), báo chí xứ sương mù đồng loạt đăng tải thông tin về vụ scandal động trời có liên quan đến đương kim huấn luyện viên Tam sư.

Cụ thể, HLV Sam Allardyce đứng trước nguy cơ mất chức chỉ sau một trận cầm quân khi vụ bê bối nghiêm trọng bị phóng viên Daily Telegraph phanh phui. Ông Allardyce bị tố cáo lợi dụng chức vụ, nhận 400.000 bảng hối lộ để tư vấn cho một số thương nhân về cách lách luật chuyển nhượng của FA.
HLV 61 tuổi đề nghị bay sang Hong Kong và Singapore để “nói về bóng đá”. Cuộc gặp diễn ra trước khi Sam Allardyce dẫn dắt tuyển Anh trận đầu tiên (gặp Slovakia ở vòng loại World Cup 2018).

Trong đoạn video clip được phóng viên Telegraph ghi lại, ông Allardyce trò chuyện với các doanh nhân vùng Viễn Đông – những người muốn kiếm lợi dựa trên sự thịnh vượng của Premier League, đồng thời chế nhạo người tiền nhiệm Roy Hodgson là không có kỹ năng phát biểu trước công chúng, châm biếm Gary Neville, mô ta quyết định cải tạo sân Wembley là “ngu ngốc” và lý giải vì sao tuyển Anh bại trận trước Iceland ở Euro 2016.

HLV Allardyce trong cuộc gặp gỡ mờ ám. Ảnh: Internet.
  • ty le keo bóng đá tốt nhất hiện nay
Vào đêm qua (26/9), Giám đốc điều hành Liên đoàn bóng đá Anh, ông Martin Glenn được cho là đã nói chuyện với Allardyce và sẽ tiếp tục gặp gỡ các bên liên quan vào sáng nay khi tất cả mọi chi tiết của vụ việc được xác định rõ ràng. Vụ bê bối này đã đặt một quả bom hẹn giờ dưới chiếc ghế HLV tuyển Anh - chức vụ mà Allardyce mơ ước suốt một thập kỷ qua.

Theo Telegraph, lĩnh vực HLV 61 tuổi tư vấn cho các doanh nhân Viễn Đông là sở hữu cầu thủ bên thứ ba, vốn bị nhiều nước châu Âu nghiêm cấm, trong đó có Anh. Sở hữu cầu thủ bên thứ ba (third party ownership, viết tắt là TPO) rất phổ biến ở các nước Nam Mỹ, nơi các đội bóng luôn thiếu tiền.

Bên thứ ba thường là các công ty kinh doanh cầu thủ có tiềm lực tài chính mạnh mẽ. Họ tiếp cận đối tượng từ khi còn rất trẻ, mua lại hợp đồng hoặc quyền chuyển nhượng, sau đó tạo điều kiện để cầu thủ đó phát triển, có khả năng thu hút đề nghị béo bở trong tương lai. Dạng này được gọi là “đầu tư cho tương lai”. Công ty kinh doanh sẽ nắm quyền kiểm soát nơi cầu thủ muốn đặt chân tới. Một kịch bản khác mà bên thứ ba thường sử dụng là mua quyền sở hữu của cầu thủ đã có tên tuổi.

TPO bị FIFA tố cáo biến cầu thủ thành nô lệ với tình trạng “một cổ hai tròng”. Cơ quan này cho rằng sự hiện diện của bên thứ ba đã vi phạm quy tắc đạo đức, tính toàn vẹn của thể thao và tạo bất ổn cho các CLB khi họ vì phụ thuộc vào bên thứ ba mà mất đi khoản thu tiềm năng từ việc mua bán cầu thủ. TPO bị Liên đoàn bóng đá Anh cấm tuyệt đối từ năm 2008.
nguồn: b88ag
Read More

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Hiếu

ĐT Việt Nam & tiếng pháo lệnh cho chiến dịch lớn

Hôm nay (26/9), ĐT Việt Nam sẽ có buổi tập đầu tiên và đó chính là tiếng pháo lệnh cho chiến dịch chinh phục AFF Suzuki Cup vào cuối năm nay. HLV Nguyễn Hữu Thắng muốn mọi thứ trong quá trình chuẩn bị đều phải đạt chất lượng cao nhất.

  • m88bet nhà cái uy tín nhất việt nam

ĐT Việt Nam
Niềm khát khao từ từng thành viên

Mọi cậu bé yêu bóng đá đều khát khao trở thành cầu thủ chuyên nghiệp và giấc mơ tột cùng của mọi cầu thủ chuyên nghiệp là chinh phục đỉnh cao cùng ĐTQG. Có những câu chuyện còn đặc biệt hơn như vậy gấp cả trăm lần ở ĐT Việt Nam, bởi nhờ khát vọng khoác lên người chiếc áo ĐTQG, họ đã vượt không biết bao nhiêu khó khăn.

Nghiêm Xuân Tú là cái tên không còn mới nhưng là cầu thủ bị ung thư đầu tiên được gọi vào ĐT Việt Nam trong lịch sử. Khi khởi đầu sự nghiệp ở Hòa Phát V&V rồi Sài Gòn Xuân Thành, trưởng nam của cựu danh thủ Nghiêm Xuân Mạnh mang trong mình giấc mơ được khoác áo ĐT Việt Nam.

Căn bệnh ung thư ập đến tưởng như cướp đi giấc mơ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, nhưng bằng nghị lực và khát khao cống hiến, Xuân Tú lấy niềm hy vọng “trở lại sân cỏ và được gọi vào ĐT Việt Nam” làm động lực để vượt qua cơn bạo bệnh.

Còn với Võ Huy Toàn, bác sỹ chẩn đoán anh có thể bị liệt do căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Đi đến đâu, gặp ai, mọi người cũng lắc đầu, động viên Huy Toàn chọn công việc khác. Bác sỹ ở Singapore bảo anh: “Cơ hội là 50-50. Nếu mổ thành công thì có thể trở lại với bóng đá. Còn thất bại, anh phải ngồi xe lăn”. Nhìn sang bên cạnh, rất nhiều đồng nghiệp đàn chú, đàn anh mà gần nhất là Quang Hải, đã phải từ giã sân cỏ vì chứng bệnh này, Huy Toàn rất lo lắng.

Nhưng rồi, nhờ gặp thầy gặp thuốc và với nghị lực phi thường, Huy Toàn đã bình phục và trở lại, tỏa sáng ở giai đoạn 2 V-League 2016. Huy Toàn tâm sự: “Những lúc khó khăn nhất, tôi chỉ nghĩ đến 3 điều: Một là bố mẹ, hai là CLB và ba là đội tuyển. Cứ nghĩ đến những điều đó, tôi lại như được tiếp thêm sức mạnh. Vẫn biết, khó khăn còn rất nhiều nhưng tôi sẽ vượt qua nhờ khát vọng”.


ĐT Việt Nam
Với nghị lực phi thường, Võ Huy Toàn đã chiến thắng chấn thương để trở lại với ĐTQG

2016 là một năm vàng của thể thao Việt Nam với 2 tấm HCV ở Olympic Rio và Paralympic Rio. Trên sân chơi bóng đá, ĐT futsal Việt Nam thực sự đã làm nên kỳ tích như lời đánh giá của chính FIFA với tấm vé lọt vào vòng 16 đội mạnh nhất hành tinh. Các đội tuyển bóng đá trẻ cũng mang lại những thành công đáng tự hào, điển hình là U16 QG.

Là anh cả, là bộ mặt của nền bóng đá, được đầu tư tốt nhất, ĐT Việt Nam buộc phải có màn trình diễn ấn tượng để tạo ra điểm nhấn cho bóng đá Việt Nam. Vả lại, với NHM Việt Nam, chức vô địch ĐNÁ luôn là niềm kỳ vọng và đó cũng là áp lực với thầy trò HLV Nguyễn Hữu Thắng.

Áp lực nhiều đấy, nhưng động lực cũng rất lớn. Mỗi thành viên của ĐT Việt Nam đều có mục tiêu riêng, nhưng những mục tiêu ấy đều có điểm chung là thành công cùng ĐT Việt Nam. Với HLV Hữu Thắng, câu chuyện động lực cũng mang theo rất nhiều bí mật xúc động. Ngày ký hợp đồng dẫn dắt ĐT Việt Nam, HLV Hữu Thắng chỉ nói một câu: “Ước mơ tột cùng của tôi là chinh phục đỉnh cao cùng ĐT Việt Nam”.

Ngày nhậm chức HLV trưởng ĐT Việt Nam, ông Hữu Thắng bước ra sân, ngửa mặt lên trời, đôi mắt rưng rưng... Nhà cầm quân xứ Nghệ tâm sự: “Khoảnh khắc đó, tôi muốn nói với bố mẹ: Bố mẹ ơi, con đã trở thành HLV trưởng ĐT Việt Nam như sinh thời bố mẹ mong muốn. Rất tiếc là bố mẹ không còn để chia sẻ với con giây phút này”. Thì ra, lúc còn sống, bố mẹ của HLV Hữu Thắng hy vọng sau những biến cố cuộc đời, nhà cầm quân này sẽ giúp SLNA vô địch V.League và thành công cùng ĐT Việt Nam.

Mang trong đầu tư tưởng: Thất bại trong khâu chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại, HLV Hữu Thắng rất coi trọng giai đoạn chạy đà và mọi tiêu chí để xây dựng một cầu thủ giỏi, một tập thể hay đều dồn cả vào giai đoạn này. Một cuộc chinh phục mới đã thực sự bắt đầu, với nhiều cầu thủ, với HLV Hữu Thắng, với ĐT Việt Nam và với cả nền bóng đá của chúng ta.

nguồn: ty le keo
Read More

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Hiếu

Conte, Klopp và trò tâm lý chiến

Cú “tắc” đáng sợ của Cesc Fabregas với Ragna Klavan vào ngày 28/7 có thể sẽ được nhắc lại với vị trí trung tâm cho cuộc chiến nóng bỏng giữa Chelsea và Liverpool đêm nay, tuy nhiên, điều đó không quyết định đến cơ hội chiến thắng của 2 đội. Cuộc đấu trí giữa Antonio Conte và Jurgen Klopp mới là yếu tố có ảnh hưởng lớn.


Conte - Klopp hẳn nhiên là chưa tạo thành một “cặp kình địch” kiểu như Jose Mourinho với Arsene Wenger, Rafa Benitez hay Sir Alex Ferguson trước đây, thế nên, hiện tại, họ vẫn đang dành cho nhau những lời khen ngợi và sự tôn trọng lớn.

Tính ra thì đây mới là lần thứ hai họ đụng độ, sau trận đấu tại Mỹ thuộc khuôn khổ International Champions Cup 2016 cách đây gần 2 tháng. Chelsea thắng 1-0 ở cuộc đấu đó cùng với một trong những điều gần như không bao giờ thiếu ở các trận đấu giữa The Blues và The Kop – quyết liệt đến mức dữ dội.

Tất nhiên, đó là thời điểm 2 đội còn thiếu nhiều cầu thủ trụ cột, cũng ở giải mang tính giao hữu nên kết quả coi như “không tính”. Còn lúc này, trước vòng 5 Premier League, Chelsea đang đứng thứ 2 (10 điểm), còn Liverpool đứng thứ 6 (7), Conte và Klopp chính thức đối đầu lần đầu tiên. Và ở Stamford Bridge, ngoài sự hiểu nhau quá rõ giữa các cầu thủ 2 bên, cái cách mà Conte cũng như Klopp xác định tâm lý cho học trò là vô cùng quan trọng.

Tâm lý chiến không đơn giản chỉ là những phát biểu mang tính khiêu khích đối thủ - kiểu như Mourinho, nên khi giữa Conte và Klopp còn chưa có “vết hằn” nào thì chỉ trích, đá xoáy nhau trước giới truyền thông là không có. Nên phần khác của “tâm lý chiến” phải là sự xác định dành cho các cầu thủ.

Không nói đâu xa, tuần trước, Mourinho đã không có một sự định hướng rõ rệt cho các cầu thủ Manchester United bởi sự căng thẳng tâm lý xuất phát từ chính ông, dẫn tới thất bại trước Manchester City được Pep Guardiola “thổi lửa” một cách hiệu quả cho các học trò.

Nói tới khía cạnh tâm lý, cả Conte và Klopp đều là những HLV rất “nhiệt” bên đường biên. Nhưng cách thể hiện lại rất khác về bản chất.


Chiến lược gia người Italia luôn thể hiện là một người rất ổn định. Điều đó thể hiện qua cách chơi của Juventus, của đội tuyển Italia và phần nào là Chelsea. Thứ “lửa” mà ông “đốt” bên đường biên chủ yếu là sự gay gắt với các học trò vì không thực hiện đúng yêu cầu của ông hoặc phản ứng với trọng tài.

Trong khi đó, HLV người Đức thể hiện chất nhiệt của mình hướng tới sự khích lệ, kêu gọi học trò tích cực hơn trong thi đấu.

Giữa 2 con người ấy, người ta hiểu vì sao có một Liverpool khá thất thường trước từng kiểu đối thủ - đá rất hay khi gặp đối thủ mạnh, vật vờ ít hiệu quả trước các đội làng nhàng. Sức mạnh mà các cầu thủ Liverpool thể hiện trước các đội bóng mạnh, sẽ không quá nếu nói rằng, một phần không nhỏ do chính họ “nhìn nhau” mà thực hiện thay vì có tác động tâm lý từ Klopp trước trận đấu.

Gần đây, Jordan Henderson tâm sự rằng, so với mùa giải trước, anh đã cảm thấy mình đủ tự tin để làm thủ lĩnh của Liverpool hơn nhiều so với thời gian đầu được trao băng đội trưởng. Điều đó có được từ sự thôi thúc và tinh thần thi đấu hình thành dần dần khi đứng trên sân.

Ngược lại, Chelsea thì đối thủ nào cũng vẫn là chính họ, để chuyện thắng, thua đôi khi do các yếu tố khác tác động. Conte biết cách tạo cho các cầu thủ một trạng thái thăng bằng. Do đó, ngay cả trong tình cảnh ngặt nghèo nhất, các cầu thủ trên sân vẫn rất ổn định, chắc chắn, kiên nhẫn với cách triển khai mà không cần Conte phải thôi thúc.

Cách mà Conte nói về việc “không buộc Diego Costa phải thay đổi phong cách thi đấu” cũng phần nào nói lên điều đó.

Từ vấn đề này, ở Stamford Bridge, có thể thử hình dung ra một thế trận mà Liverpool rất trông chờ Chelsea tạo ra sức ép lớn để họ có thể phản công. Nhưng một khi The Blues lại không tạo ra sự áp đặt thì chính Liverpool mới bị “lôi ra khỏi hang” mà dâng cao rồi “dính đòn” vì không phòng bị kịp.
Read More